MỤC TIÊU 1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư hạ họng. 2. Chẩn đoán định hướng ung thư hạ họng. 3. Trình bày được hướng điều trị và chăm sóc, theo dõi định kỳ. 4. Tư vấn được các kiến thức liên quan đến ung thư ở vùng này cho cộng đồng.
1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Nhắc lại giải phẫu sinh lý Hạ họng thuộc về đường ăn, bao quanh thanh quản. Gồm ba phần: Vùng sau sụn nhẫn phễu, tiếp giáp với miệng thực quản. Thành sau hạ họng, đối chiếu với vùng tiền đình thanh quản. Xoang lê và máng họng thanh quản, liên tiếp với 2 thành bên của họng miệng thẳng xuống, bao ở hai bên ngoài của thanh quản. Hạ họng liên tiếp với thực quản qua miệng thực quản, có chức năng nuốt. 1.2. Định nghĩa: Ung thư hạ họng là khối u ác tính xuất phát từ biểu mô phủ vùng hạ họng, hay gặp nhất ở xoang lê và máng họng thanh quản, thành sau họng. Khi khối u lan rộng ra ngoài hạ họng vào thanh quản thì được gọi là ung thư hạ họng – thanh quản. 1.3. Dịch tễ học Ung thư hạ họng cũng là một loại ung thư hay gặp ở vùng tai mũi họng. Nó và thanh quản đứng hàng thứ hai sau ung thư vòm mũi họng. Ở các nước Âu Mỹ thì tỷ lệ của ung thư hạ họng gặp ít hơn thanh quản. Ở Việt Nam do phát hiện bệnh muộn nên khối u lan rộng toàn bộ vùng hạ họng và vào thanh quản được gọi là ung thư hạ họng - thanh quản. Ngược lại khối u xuất phát từ thanh quản lan ra hạ họng được gọi là ung thư thanh quản - hạ họng. Tuổi dậy thì nam nhiều hơn nữ (10 - 15 nam/1 nữ ). Tuổi gặp trung bình là 40 - 60 tuổi. 2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ. Rượu, thuốc lá: Vừa dùng cả rượu, thuốc lá có nguy cơ ung thư tăng gấp 3 lần Yếu tố nghề nghiệp: Liên quan đến Amiant, Nikel, chrome, chất dẻo. Yếu tố tiền ung thư: viêm nhiễm mn tính, thoái hóa niêm mạc, dị sản biểu mô tỏa lan.
3. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ 3.1. Vị trí: Thường gặp ở xoang lê 3.2. Đại thể: thường là thể sùi, bị loét và hoại tử sớm 3.3. Vị thể: Thường gặp là Squamous cell Carcinoma. 4. TRIỆU CHỨNG 4.1. Rối loạn về nuốt ở 1 bên: Cảm giác nuốt vướng ở hạ họng như có dị vật, mắc xương cá, kéo dài và tăng dần đến nuốt nghẹn, khó và nuốt tắc. 4.2. Đau khi nuốt, đau lan lên tai ở cùng với bên nuốt vướng. 4.3. Hạch cổ: Xuất hiện sớm vùng máng cảnh ngang tầm vùng sụn thanh quả (nhóm cảnh giữa) to dần, cứng và đi đến cố định. 4.4. Khi đ lan tràn rộng vào thanh quản sẽ kèm theo nói khàn và khó thở. 4.5. Thăm khám: Tìm hạch cổ to Soi thanh quản hạ họng bằng các phương pháp: Soi hạ họng gián tiếp bằng gương soi thanh quản. Soi hạ họng bằng ống mềm qua đường mũi. Soi hạ họng gián tiếp phóng đại kèm Video, chụp ảnh, ghi hình động. Soi hạ họng trực tiếp dưới kính hiển vi tìm u sùi ở xoang lê, loét, thâm nhiễm và mức độ lan tràn của nó. Sờ nắn vùng máng cảnh, sau cánh sụn giáp đau, có thể đầy, cứng do lan rộng và mất lọc thanh quản cột sống. Khám toàn thân tìm tình trạng nhiễm độc ung thư hay kèm theo ung thư thứ hai. 5. CHẨN ĐOÁN 5.1. Chẩn đoán dương tính 5.1.1. Dựa vào lâm sàng 5.1.2. Dựa vào chẩn đoán hình ảnh Chụp film cổ nghiêng Tomo thanh quản hạ họng Chụp hạ họng có uống thuốc cản quang C.T Scanner. Phát hiện độ mờ, sự lan rộng, phá huỷ của u. Siêu âm vùng cổ để tìm hạch. 5.1.3. Chẩn đoán quyết định bởi giải phẫu bệnh lý. Phải bấm sinh thiết khối u để có chẩn đoán tổ chức học. Phải làm hạch đồ để chấn đoán tế bào học. 5.2. Chẩn đoán phân biệt Loạn cảm họng do viêm họng hạt mn tính, viêm xoang sau, rối loạn nội tiết, thoái hóa đốt sống cổ gây ra nuốt vướng khi nuốt nước bọt còn ăn uống vẫn bình thường, bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. 6. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG 6.1. Điều trị Chủ yếu là mổ cắt bỏ hạ họng thanh quản toàn phần kèm phẫu thuật nạo vét hạch cổ. Tia xạ hậu phẫu. Có thể phối hợp với hóa chất. Chú ý nâng cao thể trạng và miễn dịch chung. 6.2. Tiên lượng Tiên lượng của ung thư hạ họng xấu hơn ung thư thanh quản. 7. TIẾN TRIỂN Ung thư hạ họng thường xuất phát từ xoang lê. Khi ung thư lan dọc theo máng họng thanh quản lên cao đến họng miệng, lan ra thành sau họng, lan ra miệng thực quản, thực quản. Lan vào thanh quản. Di căn xa: hạch trung thất, phổi, gan, xương, no. 8. CHĂM SÓC, PHÒNG BỆNH VÀ TƯ VẤN Chăm sóc vấn đề ăn, thở và thể trạng. Tất cả mọi nam giới có uống rượu, hút thuốc lá xuất hiện nuốt vướng hay khàn tiếng dai dẳng sau 15 ngày không khỏi đều phải kiểm tra kỹ tại chuyên khoa tai mũi họng nhằm phát hiện bệnh sớm. Thăm khám định kỳ sau điều trị (xem ở bài ung thư thanh quản) Dịch tễ học Nuốt vướng, đau dai dẳng, đau lan lên tai ở 1 bên. Rối loạn về nuốt tăng dần, nặng dần Hạch cổ xuất hiện sớm. Khàn tiếng, khó thở thanh quản.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Kể ra các yếu tố dịch tễ học của ung hạ họng. 2. Kể ra 5 yếu tố nguy cơ của ung thư hạ họng. 3. Kể ra 2 yếu tố nguy cơ được coi là tiền ung thư hạ họng. 4. Kể ra dấu hiệu xuất hiện sớm nhất và đặc điểm của nó. 5. Kể ra các triệu chứng đi kèm theo với dấu hiệu nuốt vướng. 6. Kể ra các triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn muộn. 7. Kể ra các phương pháp thăm khám được được áp dụng để phát hiện khối u hạ họng. 8. Để chẩn đoán dương tính ung thư hạ họng cần phải làm gì? 9. Các phương pháp có thể áp dụng để điều trị ung thư hạ họng. 10. Nêu ra 2 nội dung tư vấn cơ bản ở cộng đồng.
Hình 32. Bệnh phẩm cắt thanh quản toàn phần: ung thư hạ họng (xoang lê phải)
Chỉnh sửa lần cuối: 12 năm trước (01:17 AM 07/03/2013)