MỤC TIÊU 1. Trình bày được đầy đủ các triệu chứng của khó thở thanh quản. 2. Chẩn đoán định hướng giá được các mức độ của khó thở thanh quản. 3. Kể được những nguyên nhân thường gặp của khó thở thanh quản. 4. Nêu lên được những nguyên tắc xử trí khó thở thanh quản.
1. ĐẠI CƯƠNG: Chúng tôi chỉ nêu lên những khó thở do bít tắc ở hạ họng và thanh quản gây nên. Đây là khó thở chậm, khó thở thở vào, có tiếng rít, có hiện tượng co kéo các cơ hô hấp như thượng đòn, thượng ức và cơ liên sườn, cũng có thể kèm theo nhăn mặt, há miệng và ngửa đầu ra sau cố để mà thở. Đó là loại khó thở điển hình của thanh quản. Có nhiều nguyên nhân gây khó thở thanh quản. Trước tiên ta nhắc lại tóm tắt về giải phẫu thanh quản và liên quan.
Như vậy thanh môn là chỗ hẹp nhất của thanh quản và cũng là chỗ hẹp nhất của đường hô hấp trên. Những khối nằm ở hạ họng và đáy lưỡi cũng gây ra những triệu chứng giống như khó thở thanh quản. Tổ chức dưới niêm mạc thanh quản hết sức lỏng lẻo, nhất là ở trẻ em. 2. NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ THỞ THANH QUẢN 2.1. Do viêm Viêm thanh quản cấp tính phù nề Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn ở trẻ em. Viêm phù nề thanh thiệt Phù nề do dị ứng 2.2. Do khối u 2.2.1. U lành tính thanh quản Polype quá to ở thanh quản U máu ở thanh quản, u máu hạ thanh môn ở trẻ em U nhú thanh quản: Papillôm thanh quản U hơi thanh quản U b đậu vùng tiền đình thanh quản U nang đáy lưỡi, hố lưỡi thanh thiệt, tiền đình thanh quản. Lao thanh quản. 2.2.2. U ác tính thanh quản Ung thư thanh quản Ung thư hạ họng thanh quản Các khối u ác tính vùng cổ chèn ép vào thanh quản và khí quản: K hạch, ung thư tuyến giáp... Ung thư khí quản Ung thư trung thất chèn ép vào khí quản. 2.3. Do chấn thương Chấn thương thanh quản kín: gây vỡ sụn, rách niêm mạc, tụ máu Chấn thương thanh quản hở: tổ chức rách nát, vỡ sụn, chật khớp sụn phễu. Chảy máu thành khối tụ máu chèn ép vào thanh khí quản. Sẹo hẹp thanh - khí quản. 2.4. Do dị vật: Dị vật to gây tắc thở Dị vật mắc dọc theo chiều trước sau như mang cá, xương cá gây phù nề, khó thở. Dị vật sống ký sinh ở thanh quản, hút no máu, thỉnh thoảng bật lên lại gây khó thở. Dị vật khí quản gây khó thở từng cơn do di động của dị vật gây những cơn co thắt gây khó thở. 2.5. Do liệt nhóm cơ mở thanh quản: Gây khó thở thanh quản nhưng không khàn tiếng, chúng ta gặp sau mổ tuyến giáp sau mổ các khối u vùng cổ nói chung. Nếu liệt cơ mở do virus hoặc tổn thương ở trung ương mà định khu còn chưa rõ ràng ta gọi là hội chứng Gerhard. 2.6. Một số dị tật ở thanh quản gây khó thở: Mềm sụn ở trẻ em, màng dính ở thanh quản ở trẻ em, hội chứng Pière Robin: tụt lưỡi ra sau, xương hàm kém phát triển, kèm theo dị tật ở một số cơ quan khác. 2.7. Một số bệnh toàn thân: Gây co thắt thanh quản bất thường như Tétanie, uốn ván... 3. TRIỆU CHỨNG Khó thở thanh quản có nhiều nguyên nhân rất phức tạp. Nhưng trước một khó thở thanh quản ta phải tìm các triệu chứng để có thể phân loại được các mức độ khó thở thanh quản từ đó có cách xử trí đúng mức trong cấp cứu, nhằm cứu sống bệnh nhân rồi tìm nguyên nhân sau. Thông thường ta chia khó thở thanh quản ra làm 3 mức độ: 3.1. Khó thở độ I (khó thở cấp I) 3.1.1. Toàn thân : chưa có biến đổi gì đặc biệt 3.1.2. Cơ năng: Bệnh nhân có khó thở nhẹ, khó thở thì thở vào, chưa có tiếng rít. Nhưng khi gắng sức như cười đùa, khóc, chạy nhảy ở trẻ lớn, lên cầu thang ở người lớn... thì khó thở tăng lên có tiếng rít rõ ràng. 3.1.3. Khám thực thể: Ta thấy khó thở không rõ rệt, nhưng khi bé khóc hay sau khi bị tiêm trẻ khóc thì thấy khó thở rõ, tiếng rít rõ, co lõm cơ liên sườn và thượng vị, thượng ức. 3.2. Khó thở độ II (khó thở cấp II): 3.2.1. Toàn thân: bệnh nhân vẻ mặt hốt hoảng vật v, sợ sệt, môi tím, v mồ hôi. 3.2.2. Cơ năng: khó thở thanh quản rõ rệt, điển hình của khó thở thanh quản là khó thở chậm, khó thở thì thở vào, có tiếng rít, có hiện tượng co kéo các cơ hô hấp. 3.2.3. Thực thể: Khó thở thường thì thở vào, nghe có tiếng rít, đếm nhịp 10-15 lần trong một phút, quan sát thấy co kéo các cơ liên sườn, thượng ức, thượng vị. 3.3. Khó thở độ III (khó thở cấp III) 3.3.1. Toàn thân: bệnh nhân lịm dần đi, vẻ mặt bơ phờ, đờ đẫn, tái nhợt 3.3.2. Cơ năng: khó thở nhanh, nông, nhịp thở không đều, khó thở cả 2 thì, không thấy tiếng rít. 3.3.3. Thực thể: quan sát thấy vẻ mặt tái nhợt, mạch hỗn loạn, mạch nhanh khó bắt, huyết áp hạ. 4. CHẨN ĐOÁN Dựa vào mức độ khó thở Có thể thấy ngay được một số nguyên nhân Đo PO2 và PCO2 trong máu để đánh giá. Chẩn đoán phân biệt: Khó thở phổi: nghe phổi, chụp X quang phổi. 5. ĐIỀU TRỊ Về nguyên tắc ta điều trị nguyên nhân. Nhưng trước khi tìm thấy nguyên nhân, ta phải xử trí ngay khó thở. 5.1. Khó thở độ I Cho kháng sinh Cho thuốc chống phù nề bằng corticoide: Solu-Medrol Cho thuốc an thần. 5.2. Khó thở độ II Thở ô xy Mở khí quản cấp cứu Cho kháng sinh và các thuốc chống phù nề Tuyệt đối không được cho thuốc an thần. 5.3. Khó thở độ III Mở khí quản tối khẩn, tìm mọi cách khai thông đường thở, cho thở oxy dưới áp lực. Cho các thuốc chống phù nề tĩnh mạch: Solu-Medrol Kháng sinh Trợ tim mạch, truyền dịch chống toan hoá máu Khó thở chậm thì thở vào, có tiếng rít, co kéo. Độ I điều trị nội khoa và nguyên nhân. Độ II mở khí quản và điều trị nguyên nhân. Độ III mở khí quản tối khẩn và hồi sức, điều trị nguyên nhân.
CÂU HỎI 1. Mô tả cấu trúc của thanh quản. 2. Trình bày các nhóm nguyên nhân gây khó thở thanh quản. 3. Kể ra các triệu chứng chính và phụ của khó thở thanh quản. 4. Trình bầy phân loại khó thở thanh quản 5. Trình bầy các nguyên tắc xử trí ban đầu của khó thở thanh quản.
Chỉnh sửa lần cuối: 12 năm trước (01:17 AM 07/03/2013)