BÀI 18. VIÊM AMIĐAN
MỤC TIÊU:
1. Kể được cấu trúc và chức năng của amiđan.
2. Kể được các dấu hiệu lâm sàng của amiđan.
3. Kể được các biến chứng của amiđan.
4. Kể được các chỉ định và chống chỉ định của cắt amiđan.
5. Trình bầy được các biện pháp phòng tránh viêm amidan và biến chứng.
2... ĐẠI CƯƠNG
Amiđan hay đúng hơn phải gọi là amiđan khẩu cái nằm ở họng miệng thuộc hệ thống vòng Waldayer, nó là tổ chức tân lớn nhất ở họng, nằm giữa trụ trước (Cơ màn hầu lưỡi) và trụ sau (Cơ màn hầu họng).
Mô học của amiđan: giống như cấu trúc của hạch bạch huyết nghĩa là gồm nhiều múi, chia ngăn, bởi tổ chức liên kết lưới – nội mô, chứa đựng nhiều nang lympho, gồm những tập hợp tế bào lympho, mỗi nang có 1 trung tâm sinh sản – (để phản ứng với kháng nguyên, nang để sản sinh ra Lympho bào), khác với hạch bạch huyết.
Ở nông, ngay dưới niêm mạc
Có nhiều khe, hốc, niêm mạc luồn sâu vào trong amiđan.
Không có bạch mạch vào – không có xoang bạch mạch trong lòng amiđan. Bạch mạch ra của amiđan khẩu cái đổ vào hạch cảnh nhị thân ở dưới góc hàm.
Các bạch mạch khác đổ vào chuỗi hạch cổ trên.
Amiđan có chức năng sau:
+ Miễn dịch
+ Tạo ra lympho bào
+ “Lọc”: Hàng rào bảo vệ, loại trừ độc tố.
+ Tổng hợp kháng thể
+ Thực bào vì mô lympho có chứa đựng tế bào lưới của hệ lưới nội mô.
Viêm amiđan là nhóm bệnh rất hay gặp đứng hàng đầu trong các bệnh lý của họng. Bệnh có thể tiến triển cấp, có thể mạn tính. Tuy nhiên, hay bị tái phát và trong những đợt tái phát thường hay gây những biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ viêm amidan trung bình khoảng 10% dân số.
1. Hốc Amiđan
2. Cuống Amđan
3. Trụ trước
4. Trụ sau
Hình 15: Amidan khẩu cái
2... NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi rút: Adenovirus, Rhinovirus, virut cúm, virut á cúm, virut hợp bào đường thở. Các loại vi khuẩn thường gặp là liên cầu, Hemophilus Influenzae, phế cầu; Đặc biệt đáng lưu ý là liên cầu khuẩn Bêta tan huyết nhóm A,vì loại này thường gây biến chứng thấp khớp, thấp tim.
Một tác nhân gây bệnh có thể gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng lại có thể do nhiều tác nhân gây ra. Bệnh thường bắt đầu bằng nhiễm vi rút rồi sau đó lại bội nhiễm vi khuẩn. Do vậy để có phương hướng điều trì đúng đắn, phù hợp ở từng vùng, từng thời gian cần làm xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Ngoài ra viêm amiđan có rất nhiều các yếu tố nguy cơ như cơ địa, đặc biệt cơ địa tạng tân, các yếu tố thời tiết nóng ẩm, bụi, khói thuốc, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, kém dinh dường...
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Viêm Amiđan gồm hai thể
3.1. Viêm Amiđan cấp tính:
Thực chất đây là một viêm họng khu trú thường gặp ở trẻ em:
3.1.1. Triệu chứng toàn thân.
Bệnh bắt đầu đột ngột với cảm giác gai rét rồi sốt nóng 390C có khi 400C, đau họng , khó nuốt, người mệt mỏi, nhức đầu chán ăn.
3.1.2. Triệu chứng cơ năng.
Nóng rát trong họng ở vị trí amiđan sau đó trở thành đau rõ rệt, nuốt đau nhói lên tai đau tăng lên nhiều khi nuốt, thở hơi khò khè, đờm ri tiết nhiều, viêm nhiễm có thể lan xuống dưới hạ họng, thanh khí quản gây ho từng cơn kèm khản tiếng.
2.1.3. Triệu chứng thực thể.
Dùng đè lưỡi, ấn lưỡi, ta thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, amiđan sưng to và đỏ. Phần lớn thể này do virut nếu có kèm theo đau mắt đỏ càng nghĩ đến virut. Nừu do nhiễm khuẩn ta thấy trên bề mặt amiđan có nhiều chấm mủ hoặc màng mủ như váng cháo.
Hạch góc hàm sưng to và đau. Thường thể này do vi khuẩn cần phân biệt với bạch hầu nên nhất thiết phải lấy giả mạc thử vi khuẩn (soi tươi hoặc nuôi cấy).
Đặc biệt cần lưu ý amiđan do liên cầu khẩn Bêta tan huyết nhóm A vì thể bệnh này không có biểu hiện gì đặc biệt, có rất nhiều kiểu thể hiện có thể từ nhẹ đến nặng nhưng có thể gây biến chứng thấp khớp, thấp tim.
3.2. Viêm Amiđan mạn tính:
Khi bị viêm amiđan cấp điều trị không đúng cách, kháng sinh không đủ liều, không đúng cách, một số vi khuẩn còn tồn tại phần lớn đ kháng thuốc đến một thời gian nào đó bệnh trong tình trạng nhẹ thỉnh thoảng lên cơn bộc phát đó là viêm amiđan mạn tính.
3.2.1. Những triệu chứng toàn thân:
Không có gì đặc biệt, chỉ có biểu hiện hay ốm vặt, ho vặt, chậm phát triển, hay đau rát họng...
3.2.2. Triệu chứng cơ năng.
Rất thay đổi tuỳ thuộc rất nhiều vào từng người bệnh, nói cho chính xác thì không có biểu hiện cụ thể nào làm chuẩn.
Thường thì bệnh nhân phàn nàn là đau rái họng, nuối vướng, đau lên tai, hơi thở hôi, có khi giọng bị khàn...
3.2.3- Triệu chứng thực thể.
Khám họng là việc làm cực kỳ quan trọng có thể:
Hình khối: có các dạng quá phát nghĩa là Amidan to vượt khỏi các trụ của nó, có loại chìm, xơ, teo. Hình khối không nói được mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Hình thái: có hốc, xơ, teo
Và hình ảnh có thể pha trộn trong cùng một trường hợp, triệu chứng không tương ứng với thực tế khi thăm khám.
Nói cho thật chính xác thì không có biểu hiện cụ thể nào thật chuẩn làm cơ sở cho việc chẩn đoán viêm amiđan mạn tính, vì vậy việc chẩn đoán dựa chủ yếu vào lịch sử của nhiều đợt viêm amiđan cấp tái phát. Nừu có kèm thêm hạch góc hàm sưng to. Amiđan và trụ trước xung huyết mà không do một bệnh nào khác của đường hô hấp trên gây ra thì đó là cơ sở để chẩn đoán viêm amidan mn tính.
4. CHẨN ĐOÁN.
Để giúp cho chẩn đoán chắc chắn người ta dựa vào
2.1.. Viêm amiđan cấp:
Lâm sàng:
Sốt nhẹ (do virút). Sốt vừa hoặc cao (khả năng do vi khuẩn)
Mệt mỏi
Rát họng, đau họng, nuốt đau, khó nuốt.
Hạch góc hàm to và đau.
Khám họng thấy amiđan đỏ, trên mặt amiđan có nhiều chấm mủ hoặc nang mủ.
Cận lâm sàng:
Xét nghiệm máu bạch cầu tăng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính, lắng máu có thể tăng. Có thể quệt mủ trên mặt amiđan tìm vi khuẩn.
2.1.. Viêm amiđan mạn tính:
Khám lâm sàng:
Bệnh sử có nhiều đợt viêm cấp, tái phát
Hay đau rát họng, nuốt vướng như có dị vật, hơi thở hôi.
Khám có thể thấy amiđan to, vừa hoặc nhỏ, trên mặt amiđan có chấm mủ như b đậu.
Hạch góc hàm to, cứng có khi đau.
2.1.. Chẩn đoán phân biệt:
Bạch hầu họng thường gặp ở thanh thiếu niên: Trên bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc.
Khám họng thấy một bên amiđan đầy giả mạc (màng giả) màng giả này dai, dính, khó bóc, được chảy máu và cho vào nước không tan. Cần lấy giả mạc xét nghiệm, soi tươi và nuôi cấy vi trùng.
Viêm họng Vincent: Là bệnh do xoắn trùng vincent hay gặp ở người có tuổi, có sâu răng. Bệnh nhân có đau họng, khám họng có giả mạc nông, rễ bóc, không chảy máu.
5. BIẾN CHỨNG
Viêm amiđan cấp hoặc mạn tính có thể gây ra các biến chứng tại chỗ, biến chứng gần hoặc biến chứng xa:
5.1.Viêm cấp: như viêm tấy áp xe quanh amiđan, thường gặp là viêm tấy áp xe amiđan thể trước; thể sau hiếm gặp hơn.
5.2. Biến chứng gần: như viêm mũi,viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch, viêm thanh khí phế quản.
5.3. Biến chứng xa: như viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm thận. Chủ yếu do viêm họng, viêm amiđan nhiễm khuẩn liên cầu Bêta tan huyết nhóm A. Tuổi thường xẩy ra thấp tim là tuổi học sinh (5 – 6 tuổi). Biến chứng thường xẩy ra sau đợt viêm amiđan, viêm họng cấp tính khoảng 10- 30 ngày.
Chẩn đoán căn cứ vào tiêu chuẩn Jones:
Có 5 tiêu chuẩn chính:
Viêm tim,
Viêm khớp
Múa vờn
Nốt Meynét
Ban đỏ vòng
Có 6 triệu chứng phụ:
Đau khớp
Sốt
Điện tâm đồ : PQ kéo dài
Tốc độ lắng máu cao (Trên 60mm)
Tiền sử gia đình
Vừa mới bị nhiễm khuẩn liên cầu
Chẩn đoán chắc chắn khí có:
Hai tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính với 2 tiêu chuẩn phụ.
Chẩn đoán nghi ngờ khi có 2 – 3 tiêu chẩn phụ.
6. ĐIỀU TRỊ
Người ta áp dụng 2 phương pháp điều trị
2.1.. Viêm amiđan cấp tính:
Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, giảm đau, an thần, hạ nhiệt
Dùng kháng sinh trong các trường hợp ngờ do vi khuẩn đặc biệt là liên cầu khuẩn như dùng Penicillin, Rovamicine… Có thể uống hoặc tiêm. Nhất thiết dùng đủ liều và đủ thời gian đề phòng biến chứng.
Xúc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ
2.1.. Viêm amidan mạn tính
Chỉ định:
Điều trị kháng sinh ít kết quả người ta có thể tiến hành cắt amiđan trong các trường hợp sau:
Có nhiều đợt viêm A cấp: 3 – 5 đợt trong năm, trong 2 năm liên tiếp
Viêm A mạn tính, lưu ý hơi thở hôi thường do có vi khuẩn yếu khí Weillon.
Có biến chứng tại chỗ; áp xe, viêm tấy mủ toả lan quanh Amiđan
Gây biến chứng kế cận: Viêm họng, thanh quản, mũi, xoang, tai giữa…
Gây biến chứng xa: viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ, màng tim…
Amiđan quá to ảnh hưởng tới chức năng: thở, ăn, nói….
Chống chỉ định:
+ Chống chỉ định tạm thời:
Đang viêm cấp, có biến chứng tại chỗ của amiđan
Đang có nhiễm khuẩn cục bộ hay toàn thân
Có bệnh mạn tính chưa ổn định
Đang trong vụ dịch (nhiễm khuẩn đường hô hấp) ở địa phương (cúm, sởi, viêm no…)
Phụ nữ đang trong thời gian có thai, kinh nguyệt
Những người nhiều tuổi hoặc quá nhỏ (tuỳ theo trình độ phẫu thuật viên).
+ Chống chỉ định tuyệt đối:
Các bệnh về máu.
Các bệnh suy tim, tâm phế mn.
Các bệnh thận gây suy thận mn tính.
Các bệnh cao huyết áp.
Chú ý với các bệnh dị ứng.
2... PHÒNG BỆNH
Chú ý vệ sinh răng, miệng, họng bằng cách súc họng đối với trẻ lớn, xát trùng mũi họng đối với trẻ nhỏ trong các vụ dịch.
Chú ý giữ ấm vùng cổ ngực trong mùa lạnh đặc biệt khi có thời tiết thay đổi.
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
Với trẻ, chú ý tiêm chủng mở rộng đầy đủ.
Người lớn tránh bụi, ô nhiễm môi trường đặc biệt ở người lớn hạn chế thuốc lá, rượu, bia.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Chỉ và vẽ ra 2 amiđan khẩu cái
Câu 2: Nói rõ cấu trúc mô học của amiđan và chức năng của amiđan
Câu 3: Kể ra ít nhất 3 nguyên nhân gây amiđan cấp tính
Câu 4: Nêu ra 3 vi khuẩn hay gặp trong viêm amiđan
Câu 5: Kể ra 3 triệu chứng cơ năng hay gặp nhất trong viêm amiđan cấp
Câu 6: Kể ra 3 dấu hiệu trong viêm amiđan mạn
Câu 7: Kể ra những biến chứng gần của viêm amiđan
Câu 8: Kể ra những biến chứng xa và toàn thân của viêm amiđan
Câu 9: Nêu 5 tiêu chuẩn chính của Jones
Câu 10: Nêu chỉ định cắt amiđan.
Chỉnh sửa lần cuối: 12 năm trước (01:17 AM 07/03/2013)
Dịch vụ | Giới thiệu | Hỏi đáp Online | Thư viện điện tử | Phòng khám |