BÀI 16. VIÊM HỌNG
MỤC TIÊU
1. Trình bầy được các nguyên nhân gây viêm họng
2. Kể ra được các triệu chứng của viêm họng đỏ cấp thông thường và viêm họng mn tính.
3. Kể ra được các thể lâm sàng của viêm họng cấp và viêm họng mn tính.
4. Phát hiện được các thể viêm họng cấp nguy hiểm và xử trí được các trường hợp viêm họng do liên cầu tan huyết nhóm A.
5. Tư vấn được một số bệnh viêm họng nguy hiểm cho cộng đồng.
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của họng. Vì họng là cửa ngõ của đường ăn đường thở nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Đây là yùng có nhiều loại thần kinh (vận động, cảm giác, thực vật) nên rất dễ gây ra các phản xạ thần kinh nội tiết ở cả các vùng xa của cơ thể. Mặt khác, họng rất giàu tổ chức liên kết và bạch huyết như VA, amidan lưỡi và khẩu cái, tạo thàmh vòng Waldeyer. Tổ chức bạch huyết chứa một lượng lớn tế bào lympho T và B. Những Ig xuất tiết bởi tương bào, những cấu trúc bạch huyết làm quen với kháng nguyên khu trú ở vùng nang, rnh, sự tiếp xúc này là nguồn gốc của quá trình miễn dịch tế bào và dịch thể.
Viêm họng có nhiều hình thái biểu hiện khác nhau, tuỳ theo tiến triển của bệnh hoặc đặc trưng của các tác nhân gây bệnh và lứa tuổi. Viêm họng đỏ thông thường có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng viêm VA thường chỉ gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, còn viêm amidan thì gặp ở tuổi lớn hơn từ 6 – 15 tuổi, cũng có thể gặp ở trung niên và người lớn.
2. NGUYÊN NHÂN.
Các nguyên nhân viêm họng rất phức tạp, được chia ra viêm họng do virus (chiếm từ 60-80% trường hợp) hay viêm họng do vi khuẩn (thường do bội nhiễm sau bị nhiễm virus). Một số loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh ở họng là:
Liên cầu tan huyết nhóm A (khoảng 20%)
Phế cầu và hemophilus inluenza.
Tụ cầu vàng (hiếm gặp hơn).
Các nguyên nhân trên có thể gây ra các thể viêm họng đỏ, viêm họng mủ trắng, viêm loét họng, viêm họng có giả mạc, viêm họng trong các bệnh máu…
3. VIÊM HỌNG CẤP THÔNG THƯỜNG
Đây là thể viêm họng điển hình, rất hay gặp.
3.1. Nguyên nhân: Thường là do vius, sau đó bội nhiễm các loại vi khuẩn như liên cầu và phế cầu. Bệnh rất dễ lây bằng đường nước bọt và dịch mũi, họng. Hay gặp trong mùa lạnh.
3.2. Triệu chứng
3.2.1. Triệu chứng toàn thân:
Cảm giác khó chụi, gai rét có thể kèm đau người. Sốt vừa hoặc sốt cao.
3.2.2. Triệu chứng cơ năng:
Đau họng, đôi khi rất đau.
Đau họng lan lên tai.
Nuốt đau.
2.3 Triệu chứng thực thể:
Khám họng sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết, họng rất bóng. Đôi khi thấy có chất bẩn như b đậu màu trắng hoặc màu vàng xám ở trên bề mặt amidan.
Những yếu tố nghĩ tới viêm họng do liên cầu tan huyết nhóm A:
Khởi phát đột ngột
Sốt cao 39-40C
Có hạch dưới hàm cả hai bên
Khám họng thấy có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amidan hai bên.
Xét nghiệm máu thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
Đặc biệt định lượng ASLO thấy tăng tỉ lệ chậm và không liên tục.
3.2.4 Các xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm công thức máu
Giai đoạn đầu bạch cầu trong máu không tăng, nhưng nếu có bội nhiễm vi khuẩn bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
3.3. Chẩn đoán:
3.3.1. Chẩn đoán xác định:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Dựa vào triệu chứng cận lâm sàng: quyệt dịch họng nuôi cấy vi khuẩn sẽ định loại được nguyên nhân gây bệnh.
3.3.2. Thể lâm sàng
3.3.2.1. Viêm họng mủ trắng thông thường
Nguyên nhân chủ yếu là do vi trùng, bao gồm viêm họng do liên cầu và các loại khác như tụ cầu, phế cầu, Friedlander, Pfeiffer…Bệnh có thể xuất hiện trong bất kì trong thời tiết nào và lây truyền qua đường nước bọt…
Triệu chứng:
Triệu chứng toàn thân: có cảm giác ớn lạnh, đau mình mẩy, sốt 38-39C.
Triệu chứng cơ năng:
- Đau rát họng, đôi khi rất đau.
- Đau họng lan lên tai.
- Nuốt đau.
- Khàn tiếng nhẹ.
Triệu chứng thực thể:
Khám họng sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ, hai amidan xưng to, các khe gin, có lớp mủ màu trắng phủ ở miệng khe. Lớp mủ lúc đầu màu trắng, sau có màu vàng xám. Lớp mủ này chỉ khu trú ở amidan, không bám vào niêm mạc, có thể chùi mủ bằng bông dễ dàng không gây chảy máu. Đôi khi thấy có chất bẩn như b đậu màu trắng hoặc màu ghi xám ở trên bề mặt amidan.
Trụ trước, trụ sau, lưỡi gà và màn hầu đều xung huyết nhưng không xưng nề. ở thành sau họng có các đảo tổ chức lympho bị viêm và có mủ trắng.
Amidan lưỡi đôi khi cũng bị viêm và có mủ trắng.
Các hạch ở vùng sau góc hàm luôn bị xưng to và đau.
Cận lâm sàng: xét nghiệm thấy bạch cầu đa nhân trung tính trong máu tăng cao từ 10.000-12.000.
3.3.2.2. Viêm họng có màng giả
Viêm họng do bạch hầu:
- Khi thấy viêm họng có màng giả trước tiên bao giờ cũng nghĩ tới viêm họng do bạch hầu
- Triệu chứng toàn thân và cơ năng: sốt và nuốt đau ngày càng tăng dần.
- Triệu chứng thực thể: Khám họng thấy màng giả dầy, bám chắt vào bề mắt amidan, trụ trước có khi toả lan ở cả họng, màn hầu, có hạch cổ và hạch dưới hàm hai bên sưng to, đau.
- Triệu chứng cận lâm sàng: cần phải quyệt giả mạc tìm được khuẩn bạch hầu qua soi tươi, nuôi cấy.
Điều trị:
Liệu pháp huyết thanh: tiêm sâu dưới da 30-50.000 đơn vị cho người lớn, trẻ em 10-20.000 đơn vị
Kháng sinh penicillin hoặc macrolide
3.3.2.3. Viêm họng loét
Viêm họng Vincent
Thường gặp ở người trẻ hoặc tuổi vị thành niên. Thường kết hợp trong bệnh cảnh của xoắn khuẩn vincent và spirochetes.
Viêm họng ở một bên với các vết loét đau, chủ yếu khu trú ở amidan, không cứng. Amidan được phủ bởi 1 lớp màng giả màu màu vàng xám, không dính dễ lấy bỏ.
Bệnh nhân có thể sốt hoặc không sốt, nhưng cơ thể rất mệt mỏi. Điều trị chủ yếu là penicillin hoặc flagyl
Loét họng do giang mai: Ngày nay hiếm gặp, thứ phát do giang mai sinh dục. Chẩn đoán xác định bằng: Sinh thiết bệnh phẩm, chẩn đoán huyết thanh. Điều trị bằng penicillin.
Viêm họng trong các bệnh về máu
Các bệnh về máu thường hay có biểu hiện ở họng như bênh tăng bạch cầu đơn nhân, các bệnh rối loạn về đông máu chảy máu, suy tuỷ xương, lymphomalin… Vì vậy, cần phải nghĩ tới các bệnh về máu khi viêm họng có kèm với:
Chảy máu
Kết hợp với viêm lợi chảy máu
Quan trọng nhất là cần phải làm các xét nghiệm về máu, huyết tuỷ đồ, sinh thiết tuỷ.
2.1.. Các biến chứng:
Các hội chứng sau nhiễm liên cầu.
Viêm tấy quanh amidan
Thường sau một viêm họng thông thường, các dấu hiệu khu trú ở một bên, tình trạng toàn thân nặng thêm như sốt 40C, đau tai và nuốt rất đau. Khám thực thể thấy có 3 dấu hiệu chủ yếu: đẩy màn hầu ra trước, khít hàm, phù nề lưỡi gà.
2.1.. Điều trị: Đối với viêm họng do vi khuẩn, dùng kháng sinh nhóm - lactam có hiệu quả nhất, nếu dị ứng có thể dùng nhóm macrolid. Viêm họng do virus không nên điều trị bằng kháng sinh.
Các thuốc giảm viêm, giảm đau.
Súc họng bằng các thuốc kiềm hoá họng như nước muối sinh lí 0,9%, natribicacbonat, BBM …
4. VIÊM HỌNG MẠN TÍNH
4.1. Đại cương
Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài, thể hiện dưới 3 hình thức chính là xuất tiết, quá phát và teo. Các bệnh tích có thể toả lan hoặc khu trú. Thể điển hình của viêm họng mạn tính là viêm họng mạn tính toả lan, viêm họng mạn tính khu trú gồm có viêm VA mạn tính và viêm Amidan mạn tính (có bài riêng)
4.2. Nguyên nhân:
Do viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau.
Viêm amidan mạn tính.
Tắc mũi mạn tính do vẹo vách ngăn, quá phát cuốn, polype mũi.
Do tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích như: hơi hoá học, bụi vôi, bụi xi măng, thuốc lá, rượu…
Cơ địa: dị ứng, tạng khớp, tạng tân…
4.3. Triệu chứng
Triệu chứng toàn thân: Thường không có gì đặc biệt.
Triệu chứng cơ năng:
Điển hình nhất là viêm họng mạn tính toả lan. Cảm giác thường gặp nhất là khô họng, cay họng, ngứa và vướng họng. Những cảm giác này rất rõ rệt về buổi sáng lúc mới thức dậy. Bệnh nhân cố ho khạc, đằng hắng để làm long đờm.
Nuốt có cảm giác vướng và đau. Tiếng có thể khàn nhẹ hoặc bình thường. Những bệnh nhân uống rượu, hút thuốc lá, hoặc nói nhiều thì các triệu chứng trên lại tăng thêm.
Triệu chứng thực thể:
Tuỳ theo thể bệnh mà khám họng sẽ thấy các tổn thương khác nhau.
Viêm họng long tiết: Niêm mạc họng đỏ, ướt, có những hạt ở thành sau họng. Tiết nhầy dọc theo vách họng.
Viêm họng quá phát: Niêm mạc họng dày và đỏ. Có khi các cơ họng cũng quá phát. Bên cạnh mỗi trụ sau có một cái nẹp giả do niêm mạc bị quá phát. Bệnh nhân rất hay buồn nôn và có nhiều phản xạ họng. Thành sau họng có những mảng quá sản dày, bóng và đỏ. Màn hầu và lưỡi gà dày, eo họng bị hẹp. Mép sau của thanh quản cũng bị dày, nên bệnh nhân hay ho khan và khàn tiếng.
Viêm họng teo: Sau giai đoạn viêm quá phát sẽ chuyển sang thể teo. Các tuyến nhầy và nang tổ chức tân xơ hoá. Hai trụ giả phía sau hai amidan mất đi. Các hạt ở thành sau họng cũng biến mất. Màn hầu và lưỡi gà mỏng đi. Niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ. Eo họng dong rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.
4.4. Chẩn đoán:
2.1.3. Chẩn đoán xác định
Các triệu chứng cơ năng như khô họng, cay họng, ngứa và vướng họng. Hay ho khạc, đằng hắng.
Nuốt có cảm giác vướng và đau. Tiếng có thể khàn nhẹ hoặc bình thường.
Triệu chứng thực thể:
Niêm mạc họng đỏ, ướt, có những hạt ở thành sau họng. Tiết nhầy dọc theo vách họng. Hoặc niêm mạc họng dày và đỏ, có nẹp giả ở sau trụ sau. đến giai đoạn viêm họng teo thì thấy niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ.
2.1.3. Thể lâm sàng
Viêm họng xung huyết: Bệnh nhân có cảm giác nóng cay trong họng kèm theo ngứa, ho cơn. Cơn ho thường xuất hiện lúc bắt đầu đI ngủ. Nừu nằm nghiêng bên nào thì tắc mũi ở bên đó. Thường gặp ở những người suy gan, rối loạn dạ dày ruột, rối loạn nội tiết.
Viêm họng vận mạch: Có biểu hiện viêm mũi họng co thắt. Bệnh nhân có cảm giác họng bị xưng và khô, sau 5-10 phút cảm giác đó mất đi và thấy xuất tiết nhầy rất nhiều ở vùng vòm mũi họng, bệnh nhân có cảm giác ù tai, chóng mặt, nhức đầu, đau sau gáy.
Viêm họng trong các bệnh thể tạng:
Bệnh tiểu đường: Họng đỏ và khô
Tạng khớp: niêm mạc họng đỏ quá phát
Trĩ mũi: niêm mạc họng teo, nhẵn khô và có vảy thối.
4.5. Điều trị:
Điều trị nguyên nhân:
Giải quyết các ổ viêm ở mũi xoang, amidan. Giải quyết sự lưu thông của mũi.
Điều trị tại chỗ:
Giai đoạn long tiết: xúc họng bằng các dung dịch BBM, nước muối sinh lí 0,9%, chấm họng bằng SMC, khí dung họng bằng tinh dầu hoặc các thuốc giảm viêm.
Giai đoạn quá phát: đốt các hạt lympho ở trụ sau bằng cô te điện hoặc nitơ lỏng, lase…
Giai đoạn teo: Khí dung nước biển từng đợt, kéo dài. Uống vitamin c và vitamin A để tăng sức đề kháng niêm mạc.
4.6. Phòng bệnh:
Kiêng rượu, bia, thuốc lá.
Ăn uống điều độ, tránh khói bụi, hơi độc. Khi bị viêm họng cấp cần điều trị dứt điểm, không để kéo dài trở thành mạn tính.
Đối với viêm họng mạn tính khu trú như viêm VA, viêm Amidan nếu điều trị đúng mà tái phát nhiều lần (> 5 lần/năm) thì chỉ định nạo VA hoặc cắt Amidan sớm để tránh các biến chứng.
Liên cầu trùng tan huyết nhóm A.
Viêm họng cấp đỏ.
Viêm họng mủ trắng.
Viêm họng giả mạc bạch hầu.
Viêm họng loét Vincent.
Viêm họng trong các bệnh máu.
Penicilline, Macrolide.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
1. Kể các nguyên nhân gây viêm họng cấp và mạn tính.
2. Kể ra được các triệu chứng của viêm họng đỏ cấp thông thường và viêm họng mạn tính.
3. Kể ra được các thể lâm sàng của viêm họng cấp và viêm họng mạn tính.
4. Kể ra phương pháp điều trị viêm họng cấp.
5. Kể các biện pháp phòng viêm họng cấp và mạn tính.
Chỉnh sửa lần cuối: 12 năm trước (01:17 AM 07/03/2013)
Dịch vụ | Giới thiệu | Hỏi đáp Online | Thư viện điện tử | Phòng khám |