BÀI 14. VIÊM MŨI DỊ ỨNG
MỤC TIÊU
1. Viết được các yếu tố liên quan đến viêm mũi dị ứng.
2. Trình bầy được các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
3. Kể ra các biến chứng của viêm mũi dị ứng.
4. Nêu lên các nguyên tắc điều trị viêm mũi dị ứng.
5. Kể ra các biện pháp phòng bệnh viêm mũi dị ứng.
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng ngày càng tăng lên ở các nước đang phát triển, chiếm tỷ lệ 6 - 15%. Với dân số 84 triệu dân - chúng ta có khoảng 10 triệu người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
1.1. Vài nét về giải phẫu và sinh lý của niêm mạc mũi.
Bệnh viêm mũi dị ứng liên quan chặt chẽ với viêm tai giữa, viêm xoang, bệnh nhiễm khuẩn đường thở, có ảnh hưởng đặc biệt tới bệnh hen.
1.2. Định nghĩa.
Viêm mũi dị ứng là biểu hiện tại chỗ ở mũi của bệnh dị ứng toàn thân do niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh (dị nguyên). Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên thì gây nên phản ứng quá mẫn mà biểu hiện tại chỗ ở niêm mạc hốc mũi. Triệu chứng dị ứng tái diễn không có qui luật , chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên là bệnh xuất hiện. Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng đ làm giảm chất lượng cuộc sống, năng suất lao động và chi phí để khám chữa bệnh ngày càng tăng.
1.3. Cơ chế gây bệnh bệnh:
Thuộc típ I (dị ứng nhanh) xen kẽ típ III và IV (theo phân loại của Gell và Coombs). Dị ứng xuất hiện khi dị nguyên có trong môi trường kết hợp với IgE có trong niêm mạc mũi, phản ứng kháng nguyên và IgE sinh ra các chất trung gian, các chất này gây ra triệu chứng viêm mũi dị ứng.Viêm mũi dị ứng cũng như các bệnh dị ứng khác là những bệnh miễn dịch, bệnh xuất hiện do tiếp xúc với những chất dị nguyên có trong môi trường sống của người, hệ miễn dịch của bệnh nhân phải đấu tranh với các chất gây dị ứng chủ yếu bằng kháng thể IgE đó là giai đoạn phản ứng miễn dịch - kết quả phản ứng giữa dị nguyên có trong môi trường và kháng thể IgE của cơ thể người bệnh sản sinh ra nhiều hoạt chất hoá học trung gian. Các chất hoá học trung gian chính là các chất kích thích niêm mạc mũi xoang gây ra các triệu chứng dị ứng. Như vậy viêm mũi dị ứng không phải là một bệnh lâm sàng thông thường mà là một cơ chế miễn dịch.
2. NGUYÊN NHÂN
Do mũi và xoang thông với nhau và được bao phủ bởi cùng một loại niêm mạc, cho nên thường dùng thuật ngữ viêm mũi - xoang dị ứng . Nó thuộc về phản ứng quá mẫn cảm, nguyên nhân gây bệnh phức tạp thường có liên quan tới các yếu tố sau:
Cơ địa nhậy cảm : gia đình có bố hoặc mẹ bị dị ứng hoặc trong phả hệ có người bị dị ứng. Theo điều tra cho thấy, nếu mẹ có bệnh dị ứng thì tỷ lệ mắc bệnh này ở con cái họ tới 65%, do đó có thể thấy yếu tố di truyền có liên quan mật thiết với việc phát sinh viêm mũi dị ứng .
Do tiếp xúc với dị nguyên
Dị nguyên thâm nhập qua đường hô hấp như hít phải bụi nhà (trong bụi nhà có những con bọ nhà nhỏ li ti là thủ phạm gây nên dị ứng), lông mèo (có dính protein trong nước di mèo gây dị ứng), phấn hoa, lông vũ, nấm mốc, thức ăn, thuốc, côn trùng, khói thuốc lá, ozone, axit nitric, sulfur dioxit, dầu diesel…. hoặc tiếp xúc với sơn , hoá chất, mỹ phẩm hoặc dị nguyên xâm nhập qua đường tiêu hoá như ăn tôm, cua , sữa , trứng gà, thuốc aspirin gây nên dị ứng.
Yếu tố nhiễm trùng:
Cơ thể dị ứng với độc tố của vi khuẩn ở những ổ viêm nhiễm mạn tính nhiễm trùng ở mũi họng, miệng , sâu răng, viêm lợi v.v…
Yếu tố môi trường khí hậu
Thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm kích thích niêm mạc mũi tạo điều kiện cho viêm mũi dị ứng thể hiện.
Yếu tố dị hình về cấu trúc giải phẫu như vẹo, gai vách ngăn trở thành gai kích thích làm bệnh phát triển.
Tác nhân gây viêm mũi dị ứng: nấm, bọ bụi nhà, phấn hoa và lông vũ.
Phân loại viêm mũi dị ứng: Theo phân loại cổ điển, viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại
Viêm mũi dị ứng quanh năm: và viêm mũi mùa.
Viêm mũi dị ứng mùa:
Thường mắc bệnh vào mùa xuân và mùa hè với thời gian dài ngắn khác nhau (căn cứ vào triệu chứng). Gần như thành qui luật các bệnh nhân này xuất hiện bệnh vào cùng thời điểm trong các năm tiếp theo, Các dị nguyên gây bệnh đa số là phấn hoa và cây cỏ hoặc nấm xuất hiện theo mùa . thâm nhập qua đường không khí.
Triệu chứng
Thường bắt đầu bằng giai đoạn khởi phát từ 5-15 ngày, bệnh nhân bị ngứa ở khoang mũi, ở sống mũi, cảm thấy khô ở niêm mạc họng, thanh quản, khoé mắt, thỉnh thoảng ở ống tai ngoài.Sau giai đoạn khởi phát xuất hiện hiện tượng hắt hơi từng tràng, khó thở vì cuốn mũi sưng nề và chảy nước mắt, mắt tấy đỏ, nhạy cảm với ánh sáng 30% số bệnh nhân bị viêm phế quản, sức khoẻ chung bị rối loạn nhẹ, thỉnh thoảng bị ớn lạnh nhưng không bị sốt , Bệnh trở nên trầm trọng do thanh quản bị phù nề ít khi bị sốc phản vệ. Ngoài cơn tất cả lại trở lại bình thường, không cần dùng thuốc bệnh cũng hết.
Viêm mũi dị ứng quanh năm :
Đa số dị nguyên là dị nguyên đường khí , một số thâm nhập vào bệnh nhân theo đường tiêu hoá ( bắt nguồn từ thực phẩm và lương thực đặc biệt là nấm, thuốc tân dược). Nếu qua cơn dị ứng bệnh nhân hắt hơi ít hơn, sổ mũi ít hơn nhưng lại ngạt mũi thường xuyên. Niêm mạc mũi dần dần biến đổi mất màu hồng thành tái nhợt phù nề cuối cùng thoái hoá thành polype.
Theo phân loại của ARIA, viêm mũi dị ứng được phân loại dựa vào các thông số về triệu chứng và chất lượng cuộc sống, khoảng thời gian bệnh tồn tại được phân loại:
Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây nên nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, đặc biệt là bệnh hen…Các bệnh này làm nặng thêm triệu chứng của viêm mũi dị ứng, do đó việc sử dụng kháng sinh có một ý nghĩa đặc biệt. Khi điều trị nội khoa không có kết quả cần có sự can thiệp về phẫu thuật.
3. TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM MŨI DỊ ỨNG
Viêm mũi dị ứng khởi bệnh đột ngột bệnh nhân bị ngứa ở mũi, cổ, mắt, da ống tai ngoài , tiếp theo là cơn hắt hơi liên tục, kèm theo ngạt mũi và chảy dịch trong. ở trẻ em có khi không có hắt hơi , mà chỉ có ngạt mũi và chảy nước mũi trong, thường kèm theo các triệu chứng về tiêu hoá như trướng bụng, tiêu chảy. Ở người cao tuổi có thể chỉ chảy nước mũi trong. Cơn dị ứng đến đột ngột và mất đi rất nhanh.
Toàn thân: không có gì đặc biệt
Cơ năng: thường có 3 triệu chứng chính: ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi
Thực thể: khám niêm mạc nhợt nhạt cuốn mũi phù nề
4. CHẨN ĐOÁN VIÊM MŨI DỊ ỨNG
4.1. Chẩn đoán xác định bệnh viêm mũi dị ứng
Xác định được chất gây dị ứng là các nguyên nhân gây bệnh
Chứng minh được cơ chế miễn dịch của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi dị ứng là một bệnh lý do rối loạn tổng hợp IgE
Bệnh sử dị ứng, Rhinoscopy/Endoscopy, Skin-test, Nasal Cytology, định lượng IgE toàn phần,IgE đặc hiệu, CT. scan hoặc X. quang.
Lâm sàng: có 3 triệu chứng ngạt mũi, hắt hơi và chảy mũi
Khám: niêm mạc nhợt nhạt cuốn mũi phù nề.
Tiền sử: có người nhà bị dị ứng - bệnh nhân có bố hoặc mẹ bị dị ứng,
Phản ứng da dương tính với các dị nguyên
Xét nghiệm: tăng bạch cầu ái toan và lượng IgE tăng cao trong máu
Ngoại vi. Muốn xác định dị nguyên có thể khẳng định qua test dị ứng da, thử nghiệm qua hốc mũi; định lượng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu.
4.2. Chẩn đoán phân biệt:
4.3. Chẩn đoán thể lâm sàng
Phân loại viêm mũi dị ứng
Theo phân loại cổ điển: viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại
Viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi theo mùa.
Theo phân loại của ARIA, viêm mũi dị ứng được phân loại dựa vào các thông số về triệu chứng và chất lượng cuộc sống, khoảng thời gian bệnh tồn tại được phân loại:
Viêm mũi dị ứng gián đoạn (IAR: intermittent allergic rhinitis)
Viêm mũi dị ứng dai dẳng (PER: persistent allergic rhinitis)
Viêm mũi dị ứng gián đoạn: thời gian mắc bệnh < 4 ngày/tuần và kéo dài # 4 tuần
Viêm mũi dị ứng dai dẳng: thời gian mắc bệnh > 4ngày/tuần và > 4 tuần
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:
5.1. Tiến triển:
Bệnh tái diễn nhiều lần khi có tiếp xúc với dị nguyên
5.2. Các biến chứng
Thanh toán căn nguyên gây bệnh, dùng thuốc để giảm các triệu chứng và miễn dịch liệu pháp.
Dùng biện pháp miễn dịch để thay đổi cách thức phản ứng về miễn dịch của người bệnh đối với chất gây dị ứng để giảm tính cảm thụ dị nguyên bằng phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu (tiêm dị nguyên với liều nhỏ tăng dần). Biện pháp này đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì hợp tác cùng thầy thuốc chữ trị vì nó đòi hỏi nhiều thời gian, tối thiểu là trên 3 năm mới mang lại hiệu quả.
6. HƯỚNG XỬ TRÍ
6.1. Thanh toán căn nguyên gây bệnh.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên : loại trừ nguồn gây bệnh mà ta xác định được. Tuy nhiên biện pháp này coi như khó thực hiện vì không dễ dàng chuyển đổi công việc mà bạn đang theo đuổi.
6.2. Điều trị triệu chứng: là dùng thuốc để giảm các triệu chứng dị ứng.
Kháng HISTAMINE uống: tranh chấp với histamins ở thụ thể H1 có tác dụng giảm sự dn mạch và giảm sự kích thích của các nhánh thần kinh cảm giác ở mũi tốt nhất nên uống trược khi tiếp xúc với kháng nguyên.
Thuốc co mạch phun vào mũi: thường dùng: naphazoline nitrate (rhinex),
Xylometazoline HCl (Coldi) không được dùng quá 7-10 ngày
Steroide phun trong mũi.
Là loại thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng
Tác dụng nhanh lên các triệu chứng so với thuốc uống
Giảm tất cả các triệu chứng: ngứa mũi,chảy mũi, ngạt mũi, hắt hơi.
Sử dụng lâu dài còn có tác dụng phòng bệnh.
Kháng sinh: giảm hiện tượng viêm do bệnh viêm mũi dị ứng thường gây nên nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, đặc biệt là bệnh hen… việc sử dụng kháng sinh có một ý nghĩa đặc biệt. Khi điều trị nội khoa không có kết quả cần có sự can thiệp về phẫu thuật.
Phẫu thuật có tác dụng giảm các gai kích thích tại chỗ như mổ vách ngăn, polype, nội soi chức năng mũi xoang (F.E.S.S)…
6.3. Miễn dịch liệu pháp: bằng phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu là dùng dị nguyên đưa dần vào cơ thể với liều tăng dần để để cơ thể có thể thích ứng với dị nguyên đó.
Miễn dịch liệu pháp đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác dị nguyên đặc hiệu
Thời gian 5 năm
Kết hợp sử dụng các thuốc kích thích miễn dịch
Tóm lại: điều trị viêm mũi dị ứng:
1. Cải thiện môi trường, tránh, hạn chế tiếp xúc với dị nguyên: khó thực hiện
2. Lựa chọn thuốc phù hợp: lứa tuổi, thể bệnh và giai đoạn bệnh.
3. Phẫu thuật: Theo chỉ định chuyên khoa (vách ngăn, polype, nội soi chức năng mũi xoang…)
4. Miễn dịch liệu pháp: điều kiện thích hợp
7. ĐỀ PHÒNG VÀ TƯ VẤN BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG
7.1. Viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ
Tương ứng với viêm mũi dị ứng gián đoạn: thời gian mắc bệnh < 4 ngày/tuần và kéo dài # 4 tuần.Có thể điều trị nội khoa tại các phòng mạch hoặc tại các trạm xá do đó bệnh nhân cần đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn.
7.2. Viêm mũi dị ứng mức độ nặng
Tương ứng với viêm mũi dị ứng dai dẳng: thời gian mắc bệnh > 4ngày/tuần và > 4 tuần. Cần đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng tại các bệnh viện để được khám bệnh một cách có hệ thống: như khám tai mũi họng, thử test dị nguyên, xét nghiệm máu v.v…để được nhận một phương pháp điều trị phù hợp như điều trị giảm mẫn cảm hoặc được phẫu thuật v.v…
7.3. Đề phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Tránh các yếu tố nguy cơ: tiếp xúc với dị nguyên như bụi nhà, khói, thuốc lá, lông mèo, lông chó, ô nhiễm môi trường và nên tránh chất kích thích và giảm sử dụng thuốc Aspin: cải thiện môi trường sống, gia tăng kiểm soát bệnh viêm mũi dị ứng.
Cẩn thận khi thay đổi thời tiết, điều tiết độ ẩm, ấm , đề phòng viêm đường hô hấp, chú ý giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý dể rửa mũi, không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi, ăn uống tránh đồ sống, lạnh, tanh. Tránh uống riệu , tránh hít khói thuôc lá. Kiên trì rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng cơ thể . Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi xoang và vùng răng miệng. Lấy bỏ gai kích thích. nếu không điều trị bệnh nhân dẽ bị hen phế quản.Giáo dục tuyên truyền cho bệnh nhân hiểu biết về bệnh dị ứng, chủ động hơn trong việc quản lý bệnh viêm mũi dị ứng của mình, tránh các yếu tố nguy cơ, biết được các triệu chứng nặng của bệnh và biết khi nào cần nhập viện.
Tóm lại:
Viêm mũi dị ứng là một bệnh dị ứng miễn dịch cần nhận biết 3 triệu chứng cơ bản: ngứa mũi, hắt hơi và chảy mũi trong.
Bệnh hay xuất hiện ở gia đình có người bị dị ứng khám thấy niêm mạc mũi nhợt nhạt, xương cuốn mũi phù nề hoặc quá phát hoặc có polype trong hốc mũi.
Điều trị viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ, nếu thời gian mắc bệnh < 4 ngày/tuần và kéo dài < 4 tuần. Có thể điều trị nội khoa tại các phòng mạch hoặc tại các trạm xá do đó bệnh nhân cần đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên như bụi nhà, khói thuốc lá, lông mèo, lông chó, ô nhiễm môi trường tránh stress, chất kích thích và giảm sử dụng thuốc Aspin đề phòng viêm đường hô hấp.
CÂU HỎI
1. Nêu các tác nhân gây viêm mũi dị ứng?
2. Nêu những biện pháp để điều trị viêm mũi dị ứng? Biện pháp nào là hữu hiệu?
3.Tại sao gọi viêm mũi dị ứng là một bệnh miễn dịch dị ứng?
4. Để chẩn đoán viêm mũi dị ứng cần làm xét nghiệm gì?
5. Định nghĩa phương pháp miễn dịch liệu pháp?
6. Phẫu thuật có chữa được bệnh viêm mũi dị ứng không?
7. Để giảm được các triệu chứng dị ứng phải dùng thuốc gì?
Chỉnh sửa lần cuối: 12 năm trước (01:17 AM 07/03/2013)
Dịch vụ | Giới thiệu | Hỏi đáp Online | Thư viện điện tử | Phòng khám |