Mục tiêu 1. Kể được các nguyên nhân gây ra viêm tai giữa cấp. 2. Viết được các đặc điểm tổn thương viêm tai giữa cấp 3. Trình bầy được các triệu chứng của 3 giai đoạn viêm tai giữa cấp. 4. Kể được nguyên tắc điều trị đối với 3 giai đoạn của viêm tai giữa cấp. 1. Đại cương • Viêm tai giữa cấp tính mủ là tình trạng mưng mủ trong hòm nhĩ • Bệnh thương gặp ở trẻ em 1-2 tuổi • Đường xâm nhập vào hòm nhĩ thông qua con đường loa vòi nhĩ. 2. Đặc điểm tổn thương Bệnh tích chính là viêm niêm mạc hòm nhĩ. Niêm mạc trở nên dày đỏ, chứa nhiều bạch cầu và tiết ra dịch rỉ viêm. Đồng thời niêm mạc của vòi Eustachie cũng bị viêm và nề làm cho sự thông thương của loa vòi bị hạn chế. Niêm mạc của sào bào và các tế bào chũm cũng tham gia vào quá trình viêm. Trong sào bào cũng có thể có mủ nhưng tổn thương chỉ ở niêm mạc. Tính chất mủ cũng thay đổi theo giai đoạn của bệnh. Lúc đầu lỏng như thanh dịch, đôi khi có lẫn máu, sau biến thành màu vàng lo•ng, rồi đặc trong thời kì toàn phát và cuối cùng trở nên trong sánh và keo thành sợi như tiết nhầy khi viêm sắp hết. 3. Nguyên nhân Nguyên nhân của viêm tai giữa có mủ là do viêm mũi họng • VA là nguyên nhân quan trọng nhất ở trẻ em • Các bệnh nhiễm trùng toàn thân như cúm, sởi… • Các bệnh lý kế cận như viêm xoang, u vòm mũi họng. 4. Triệu chứng. 4.1. Triệu chứng lâm sàng: chia làm 3 giai đoạn 4.1.1. Giai đoạn xung huyết
Toàn thân: • Hội chứng nhiễm trùng • Hội chứng của viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp Cơ năng: • Đau tai mức độ vừa • Có thể kèm theo ù tai và nghe kém Thực thể: Khám màng nhĩ thấy xung huyết đỏ vùng rìa, có mạch máu chạy dọc theo cán búa và màng trùng. 4.1.2. Giai đoạn ứ mủ Toàn thân: • HC nhiễm trùng biểu hiện rõ rệt hơn với sốt cao, co giật • Viêm mũi họng • Rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy Cơ năng: • Đau tai càng ngày càng tăng, đau rất nhiều, đau sâu trong tai. Lan ra sau hoặc lên thái dương. • Nghe kém là triệu chứng quan trọng và thường xuyên xuất hiện, kiểu dẫn truyền. • ù tai, chóng mặt có thể xuất hiện Thực thể: • Khám màng nhĩ thấy toàn bộ màng nhĩ nề và đỏ, mất nón sáng. Màng nhĩ phồng lên hình mặt kính đồng hồ. Màng nhĩ màu vàng nhạt, hoặc trắng bệch. • Điểm đau sào bào (+) 4.1.3. Giai đoạn vỡ mủ • Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm hẳn khi mủ được tháo ra ngoài. • Thực thể: ống tai ngoài có mủ chảy ra màu vàng nhạt, màng nhĩ có lỗ thủng 5. Chẩn đoán 5.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng soi tai • Giai đoạn xung huyết: Màng nhĩ hồng, xung huyết, có mạch máu chạy dọc theo cán búa và màng trùng. • Giai đoạn ứ mủ: Toàn bộ màng nhĩ nề mất nón sáng, màng nhĩ phồng lên hình mặt kính đồng hồ màu vàng nhạt hoặc trắng bệch. • Giai đoạn vỡ mủ: Màng nhĩ có lỗ thủng, ống tai ngoài có mủ chảy ra màu vàng nhạt. 5.2. Chẩn đoán phân biệt • Giai đoạn vỡ mủ với: nhọt ống tai: thấy ống tai chít hẹp, hút sạch mủ thấy màng nhĩ vẫn còn nguyên vẹn. 5.3. Chẩn đoán nguyên nhân: • Soi mũi họng tìm nguyên nhân • Chủ yếu là do viêm VA 6. Hướng điều trị: phụ thuộc vào giai đoạn 6.1. Giai đoạn xung huyết: Điều trị viêm nhiễm ở vùng mũi họng (VA) 6.2. Giai đoạn ứ mủ: Trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ ở vị trí góc trước dưới. 6.3. Giai đoạn vỡ mủ: Làm thuốc tai: • Dẫn lưu mủ • Làm sạch mủ Nạo VA sau khi tai khô được 2 tuần 7. Phòng bệnh • Không xì mũi bằng cách bịt cả 2 lỗ mũi • Điều trị triệt để viêm mũi họng, viêm xoang, VA • Khám màng nhĩ bắt buộc khi có viêm mũi họng, V.A • Vệ sinh mũi họng: nhỏ thuốc mũi, xúc họng…
Câu hỏi lượng giá 1. Kể ra được các nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp 2. Kể ra được các đặc điểm tổn thương cơ bản của viêm tai giữa cấp. 3. Kể ra được các triệu chứng của viêm tai giữa cấp giai đoạn xung huyết. 4. Kể ra được các triệu chứng của viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ. 5. Kể ra được các triệu chứng của viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ. 6. Viết được hướng điều trị viêm tai giữa cấp. 7. Kể ra các biện pháp phòng bệnh viêm tai giữa cấp.
Chỉnh sửa lần cuối: 12 năm trước (01:17 AM 07/03/2013)
Drtuan86 11 năm trước