Bài 2. Các hội chứng lớn về tai
Mục tiêu.
1. Trình bầy được các nguyên nhân gây ra ù tai, nghe kém, chóng mặt.
2. Kể được hướng điều trị ù tai, nghe kém, chóng mặt.
1. Hội chứng ù tai:
Là chứng phụ thuộc vào chủ quan người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ù tai. Bệnh tích ở tai ngoài, tai giữa, tai trong… đều có thể gây ra ù tai.
1.1. ù tiếng trầm: thường kèm theo nghe kém truyền âm do:
1.1.1. Bệnh tích ở tai ngoài:
• Ráy tai, dị vật, nhọt, gờ xương
• Viêm ống tai ngoài
1.1.2. Bệnh tích ở tai giữa:
• Viêm tai cấp
• Viêm tai thanh dịch
• Viêm tai giữa m•n tính.
• Viêm xương chũm
• Viêm, tắc vòi nhĩ (Eustachi)
1.1.3. Bệnh tích của màng nhĩ:
• Viêm tai thanh dịch
• Xơ nhĩ
1.1.4. Không có bệnh tích màng nhĩ: xốp xơ tai
1.2. ù tiếng cao: Thường liên quan đến bệnh lý của tai trong
1.2.1. Dây thần kinh số VIII: có kèm theo nghe kém tiếp âm
• Rối loạn vận mạch ở mê nhĩ
• Viêm mê nhĩ hoặc nhiễm độc mê nhĩ
• U dây thần kinh số VIII
1.2.2. Bệnh tích ở các cơ quan khác:
• Bệnh tim mạch: cao huyết áp, xơ cứng mạch…
• Phình động mạch cảnh (ù tai khách quan)
• Do suy nhược, thiếu máu
• Bệnh thần kinh: viêm màng n•o…
• Bệnh nội khoa: rối loạn tiêu hoá, xơ gan, suy thận
• Rối loạn tuyến giáp trạng
• M•n kinh
1.3. Hướng xử trí
1.3.1. Điều trị căn nguyên: Tuỳ theo nguyên nhân
Bệnh tích ở tai ngoài:
• Lấy bỏ dị vật
• Lấy bỏ u, gờ xương
• Bệnh tích ở tai giữa:
• Thông hơi vòi nhĩ (Eustachi)
• Viêm tai giữa có thủng màng nhĩ: vá nhĩ
• Viêm tai thanh dịch: điều trị, đặt ống thông khí màng nhĩ
Bệnh tích ở cơ quan khác: Tuỳ theo nguyên nhân để điều trị.
1.3.2. Điều trị triệu chứng
• Vitamin: nhóm B, A liều cao
• Điều chỉnh vận mạch, áp lực nội dịch: phải theo dõi, thăm dò
• Châm cứu - lý liệu pháp - luyện tập
• Bồi dưỡng nâng cao thểlực
2. Hội chứng nghe kém
Bệnh nhân đến khám bệnh vì điếc. Tuỳ theo những triệu chứng phối hợp chúng ta nghĩ đến những bệnh khácnhau.
2.1. Nghe kém thể truyền âm
2.1.1. Bệnh tích tai ngoài:
• Ráy tai, dị vật ở tai: nghe kém nhẹ, tăng lên khi thấm nước vào tai.
• Hẹp tắc ống tai ngoài bẩm sinh hoặc thứ phát.
• Nhọt ống tai ngoài, viêm ống tai ngoài.
2.1.2. Bệnh tích ở tai giữa:
• Viêm tai thanh dịch
• Vòi tai Eustachi: nghe kém tiếng trầm
• Viêm tai giữa cấp
• Viêm tai giữa m•n tính
• Viêm tai xương chũm
2.1.3. Viêm tai khô:
• Bệnh lý vòm mũi họng: u làm tắc vòi Eustachi
• Xơ nhĩ
• Xốp xơ tai
2.2. Nghe kém thể tiếp âm
2.2.1. Bệnh tích ở loa đạo: nếu là điếc tai trong, màng nhĩ bình thường nên nghĩ đến
• Điếc do rối loạn mạch máu (loạn vận mạch, chảy máu mê nhĩ), dị ứng, xơ cứng động mạch...
• Viêm mê đạo đặc hiệu: giang mai, quai bị, sốt rét, viêm màng n•o - n•o tuỷ
• Nhiễm độc mê đạo: nguyên nhân ngoại lai (quinin, streptomycin, salicylat natri) hoặc nội sinh (urê máu, glucoza máu, axit uric máu)
• Di truyền
2.2.2. Bệnh tích ở dây thần kinh:
• U dây thần kinh số VIII
• Viêm dây thần kinh số VIII do virus (Zona, quai bị…), do nhiễm khuẩn (giang mai…)
2.2.3. Bệnh tích ở thần kinh trung ương:
• Viêm màng n•o
• U, áp xe n•o thuỳ thái dương
2.3. Hướng xử trí
2.3.1. Điều trị triệu chứng: khi bệnh tích ở tai trong, thần kinh
• Vitamin AD và nhóm B liều cao
• Thuốc gi•n mạch: papaverin, divascon.. (cần theo dõi sát)
• Thay đổi áp lực nội dịch: huyết thanh ngọt ưu trương (thăm dò)
• Châm cứu - lý liệu pháp
2.3.2. Điều trị căn nguyên
Bệnh tích ở tai ngoài:
• Lấy bỏ dị vật
• Lấy u, gờ xương
Bệnh tích ở tai giữa:
• Thông hơi vòi Eustachi
• Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa
2.3.3. Dùng máy trợ thính: với các trường hợp không điều trị được như:
• Điếc người già
• Điếc nghề nghiệp
• Nghe kém do bẩm sinh
3. Hội chứng chóng mặt
Chóng mặt là do thương tổn mê nhĩ, hoặc rối loạn chức năng tiền đình. Sự rối loạn này có nhiều nguyên nhân: cục bộ, thần kinh, toàn thân.
3.1. Rối loạn tiền đình ngoại vi
3.1.1. Do tiền đình
• Chấn thương gây chấn động mê nhĩ
• Nhiễm độc mê nhĩ: do ruợu, khí CO2, CO
• Viêm: do xương chũm, virus
• Vận mạch: do rối loạn tại chỗ hay toàn thân
• Hội chứng ménière
• Hội chứng cổ, suy động mạch cột sống thân nền
• Viêm mê nhĩ
3.1.2. Gần tiền đình
Bệnh tích ống tai ngoài: bị bít tắc do dị vật, nút ráy…
Bệnh tích tai giữa, xương chũm: viêm cấp, mạn hay hồi viêm.
Có kèm theo viêm mủ tai giữa:
• Viêm mê nhĩ thanh dịch
• Viêm mê nhĩ mủ
Có kèm theo điếc và xơ màng nhĩ:
• Viêm tai do mũi họng
• Viêm tai khô do thể địa
3.1.3. Do rễ ngoại vi
• U: u dây VIII mới bắt đầu, u màng n•o
• Viêm: thần kinh loa đạo do giang mai hay do virus
• Viêm màng nhện
3.2. Rối loạn tiền đình trung ương
• U góc cầu tiểu n•o
• U hố n•o sau
• U hoặc áp xe tiểu n•o
• U vùng hành n•o - cầu n•o
• Xơ cột bên teo cơ của Charcot
• Rỗng hành n•o
• Xơ từng mảng
3.3. Hướng xử trí
3.3.1. Điều trị triệu chứng (trong cơn chóng mặt)
• Tiêm Atropin 1/4mg dưới da, 1-3 ống/ngày
• Uống Belladon: cồn 10% từ 30 - 60 giọt/ngày, sirô 5% từ 15 - 30ml/ngày.
• An thần: seduxen, meprobamat…
• Thuốc ngủ gacđênan…
3.3.2. Điều trị nguyên nhân
• Thay đổi nội dịch tai trong:
Huyết thanh ngọt ưu trương 30%, 20 - 40 ml/T.M
Hoặc nước cất 20 - 40% T.M
Hoặc sunfat magie 15% 10ml T.M
• Vận mạch:
Papaverin 0,04g, 2-4 viên/ngày
Divasco 0,025g, 1-3 viên/ngày
Hoặc Acetylcholin 0,20, 1-2 ống T.M
• Thần kinh thực vật:
Hydergin: 15-45 giọt/ngày
Bellagamin 1-3 viên/ngày
• Phong bế thần kinh giao cảm cảnh bằng Nôvôcain 1%.
• Hội chứng ù tai (tiếng trầm và tiếng cao)
• Hội chứng nghe kém (truyền âm, tiếp âm)
• Hội chứng chóng mặt (tiền đình ngoại biên, trung ương)
câu hỏi lượng giá
1. Kể ra các nguyên nhân gây ù tai tiếng trầm.
2. Kể ra các nguyên nhân gây ù tai tiếng cao.
3. Kể ra các nguyên nhân gây nghe kém thể truyền âm.
4. Kể ra các nguyên nhân gây nghe kém thể tiếp nhận.
5. Kể ra các nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại vi.
6. Kể ra các nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình trung ương.
Chỉnh sửa lần cuối: 12 năm trước (01:17 AM 07/03/2013)
Dịch vụ | Giới thiệu | Hỏi đáp Online | Thư viện điện tử | Phòng khám |