Bài 1. Nội dung, phạm vi hoạt động của tai mũi họng và liên quan tai mũi họng với các chuyên khoa
Mục tiêu.
1. Kể được nội dung phạm vi hoạt động của chuyên ngành tai mũi họng.
2. Kể được sự liên quan của tai mũi họng với các chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi,...
3. Phân loại và gửi bệnh nhân đến đúng chuyên khoa tai mũi họng.
4. Phòng bệnh và tư vấn đúng một số bệnh tai mũi họng cho cộng đồng.
1. Đại cương
Tai mũi họng là những hốc nằm sâu trong vùng đầu cổ. Các hốc này được bao bọc ngoài bởi xương như các xoang mặt, mũi, tai và xương chũm; bởi sụn như thanh quản, bởi cơ màng như họng. Bên trong được lót một lớp niêm mạc, phần lớn là niêm mạc trụ có lông chuyển (niêm mạc đường hô hấp) như mũi xoang, tai và các tế bào xương chũm, trừ họng và phần tiền đình thanh quản là lát tầng. Lớp niêm mạc này được chi phối bởi hệ thống mạch máu và thần kinh rất phong phú, do đặc điểm cấu trúc như vậy nên bệnh lý của tai mũi họng là bệnh lý của hệ niêm mạc là chính. Đ• là bệnh lý của niêm mạc thì dễ bị tái phát, nhất là ở những cơ địa dị ứng, thể tạng tân, trẻ em...
Các cơ quan tai mũi họng lại thông với nhau như các xoang thông với mũi, mũi họng thông với tai, xương chũm qua vòi nhĩ và thông với thanh quản qua đó liên quan trực tiếp với khí, phế quản, phổi. Hạ họng nằm ở hai bên thanh quản qua đó liên quan đến thực quản và đường tiêu hoá. Bởi vậy khi khám tai mũi họng cần phải khám đầy đủ, thực sự phải tôn trọng mối liên quan này.
Tai mũi họng đảm nhận những chức năng quan trọng của cơ thể như:
• Thở, ăn là những chức năng sống.
• Nghe, nói, ngửi, nếm, phản xạ, thăng bằng... đảm bảo chức năng giao tiếp với bên ngoài, x• hội...
Nếu bị tổn thương các chức năng này sẽ bị ảnh hưởng đến đời sống, sự phát triển trí tuệ, tâm lý và chất lượng cuộc sống nói chung.
Tai mũi họng là cửa ngõ của các cơ quan nên nó luôn luôn tiếp xúc với không khí ô nhiễm, thức ăn bẩn, nên dễ bị bệnh đầu tiên, rồi từ đó lan đi nơi khác. Vì vậy xung quanh vùng này được cấu trúc một hệ thống tổ chức lympho gọi là vòng bạch huyết Waldeyer (gồm: amidan vòm của Luska, amiđan vòi (Gerlach), amiđan khẩu cái, amiđan lưỡi) (hình. 1) làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể. Chính hệ thống này tham gia tích cực vào quá trình miễn dịch của cơ thể con người.
Hình 1 : Vòng bạch huyết Waldeyer
2. Phạm vi chuyên khoa:
Tai mũi họng phụ trách trong nhiều lĩnh vực như vậy, nên phạm vi hoạt động của chuyên ngành tai mũi họng ngày càng rộng r•i và càng đi sâu vào trong đời sống con người, cũng vì vậy mà bệnh lý tai mũi họng ngày càng trở thành bệnh phổ biến.
2.1. Chuyên khoa tai:
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới viêm tai giữa chiếm tới 2-5% dân số. Theo tính toán đó nước ta hiện có 82 triệu dân (2004) thì ở nước ta có hơn 4 triệu người viêm tai giữa. Chúng ta chưa có một thống kê đầy đủ về viêm tai giữa ở Việt Nam chính xác. Theo dõi, điều trị tích cực cho số người này, chúng ta ngăn chặn được 2 vấn đề lớn là :
• Biến chứng : viêm màng n•o, áp xe n•o, viêm tắc tĩnh mạch, hoại tử xương, xuất ngoại, liệt thần kinh VII, viêm tai trong... Hiện nay những biến chứng này ở nước ta còn cao.
• Suy giảm về thính lực gây điếc, ảnh hưởng lớn đến giao tiếp và phát triển trí tuệ, nhất là ở trẻ em.
2.2. Chuyên ngành tai - thần kinh (Oto - Neurology)
ở các nước phát triển chuyên ngành này đ• có từ hơn 100 năm nay. Có nước phân khoa này thuộc về khoa Tai, có nước xếp riêng vì nó có đặc thù riêng biệt.
Nó nghiên cứu về chức năng thăng bằng. nhiều bệnh lý tai mũi họng gây chóng mặt, nhiều bệnh lý thần kinh - nội khoa đều có thể gây chóng mặt.
Trong giao thông vận tải tốc độ cao: tàu siêu tốc, máy bay, tàu biển, phi công vũ trụ... đều bị ảnh hưởng đến thăng bằng và định hướng trong không gian.
Vấn đề điều trị, tập luyện phục hồi chức năng cho người chóng mặt cũng như rèn luyện cho người khoẻ mạnh thích nghi với điều kiện hoạt động đặc biệt ấy đòi hỏi phải đầu tư, đào tạo nhiều loại cán bộ để đáp ứng yêu cầu trên.
2.3. Chuyên ngành thính học (Audiology)
Đây là chuyên ngành đầy triển vọng, chúng ta phải tận dụng và khai thác sâu trong lĩnh vực này vì nó đóng góp cho nhiều ngành khoa học trong y học; Thính học đóng góp phần quan trọng cho chuyên khoa tai bằng các thử nghiệm đơn giản, đo sức nghe đơn âm, thính lực lời, đo trên ngưỡng, điện thân n•o, phản hồi thính giác...
Thính học ở người già, máy trợ thính, y tế lao động tiếng ồn trong công nghiệp nói chung, vấn đề điếc - câm ở trẻ em...
2.4. Tai mũi họng trẻ em:
Đó là lĩnh vực bệnh lý phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức chắc chắn về tai mũi họng chung, những đặc điểm riêng biệt của tai mũi họng trẻ em, các bệnh bẩm sinh, di truyền, dị ứng trẻ em, địa tạng,... và những phẫu thuật dùng cho trẻ em
2.5. Khoa u bướu (Oncology)
Ung thư vòm là loại ung thư đứng đầu trong các loại ung thư vùng đầu cổ. Ung thư thanh quản và hạ họng, ung thư sàng hàm, ung thư tai, u quanh họng, các khối u tuyến mang tai, tuyến giáp, các khối u lành tính và ác tính khác vùng đầu, cổ; vấn đề tái tạo lại vùng đầu cổ sau cắt - bỏ ung thư, nạo vét hạch, điều trị hoá chất và tia xạ, quản lý những bệnh nhân khối u, phục hồi chức năng sau mổ khối u..., phẫu thuật thẩm mỹ, kỹ thuật mổ cho từng loại khối u...
2.6. Khoa thanh học :
Huấn luyện giọng nói, chỉnh giọng, các bệnh ảnh hưởng đến giọng nói, các loại viêm thanh quản, u lành tính dây thanh, phục hồi chức năng giọng nói, săn sóc theo dõi những bệnh nhân lao động về giọng nói như ca sĩ, giáo viên, tuyên truyền và phát thanh viên.
2.7. Tai mũi họng nghề nghiệp:
Các loại lao động có tiếng ồn, trong công nghiệp, đô thị, chế độ độc hại cho người lao động, giám định sức khoẻ...
2.8. Điện quang trong tai mũi họng
Có những tư thế chụp đặc thù riêng cho tai mũi họng.
2.9. Khứu giác học (Olfactology)
ở nước ta chuyên ngành này chưa đựoc phát triển và chú trọng đúng mức. nhiều ngành khoa học phát triển dựa vào môn này. Chúng ta phải đầu tư để đón lấy tương lai này.
2.10. Phản xạ trị liệu và các điều trị lý liệu trong tai mũi họng.
Đây là lĩnh vực cần thiết cho chuyên ngành tai mũi họng và có những đặc điểm riêng của vùng này.
2.11. Cấp cứu tai mũi họng
Nó nằm trong hồi sức cấp cứu chung và mổ cấp cứu trong áp xe n•o và các biến chứng nội sọ do tai, chảy máu mũi, cấp cứu khó thở, điếc đột ngột, chóng mặt, dị vật và biến chứng trong thực quản, phù nề dị ứng cấp, chảy máu cấp vùng tai mũi họng…
3. Liên quan tai mũi họng với các chuyên khoa
3.1. Liên quan với ngoại khoa
Bản thân ngành tai mũi họng được xếp vào hệ ngoại khoa. Vì vậy trong chương trình đào tạo nội trú bệnh viện phải có giải phẫu ứng dụng và ngoại khoa cơ bản. Tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ (otorhino – laryngology, head and neck surgery) hiện nay được hầu hết các nước trên thế giới dùng. Nó giải quyết phần lớn mổ vùng đầu cổ như: áp xe n•o, mổ ung thư thanh quản, hạ họng, ung thư sàng hàm, rò bẩm sinh vùng cổ, mặt, tai: các u vùng cổ, tuyến nước bọt, tuyến giáp, chấn thương vùng mặt, cổ... Soi nội quản để chẩn đoán khối u vùng phế quản, thực quản ở trung thất. Tai mũi họng cũng cần hệ ngoại khoa hỗ trợ: như mở thông dạ dày, nối thực quản - ngực, mở lồng ngực lấy dị vật...
Bản thân người thầy thuốc tai mũi họng là một phẫu thuật viên thông thạo trong lĩnh vực của mình và là người tuân thủ nghiêm ngặt các qui tắc ngoại khoa.
3.2. Liên quan với nội khoa
Tai mũi họng điều trị bệnh lý của niêm mạc, một bệnh lý điều trị bảo tồn là chính. Chính vì vậy, người thầy thuốc tai mũi họng phải là một bác sĩ am hiểu về nội khoa trong điều trị, kê đơn, dược lý học và các nguyên tắc cơ bản của điều trị nội khoa, đồng thời biết được mối liên quan giữa tai mũi họng đối với các lĩnh vực nội khoa.
3.2.1. Đối với phổi, phế quản:
Viêm phế quản m•n tính do xoang, viêm d•n phế quản do viêm xoang m•n tính (hội chứng Mouniere Kuhn), viêm xoang, đảo ngược phủ tạng (hội chứng Kartagener).
Dị vật đường thở để lâu gây viêm phế quản mạn tính, áp xe phổi. Dị vật có dầu đường thở gây viêm phổi do dầu...
3.2.2. Thuyết lò viêm (focal infection)
Những ổ viêm mạn tính (có chứa vi khuẩn) như viêm amidan, viêm xoang, sâu răng... thông qua cơ chế kháng nguyên, kháng thể mà có tổn thương ở tim, ở khớp, ở thận gây nên thấp khớp cấp, viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận cấp. Những bệnh nhân này đều phải cắt amiđan, nạo xoang, sau khi đ• điều trị ổn định về bệnh để đề phòng bệnh trên tái phát. Hơn nữa trong chương trình phòng thấp để đề phòng những biến chứng của nó không thể không giải quyết các bệnh tai mũi họng nói trên.
3.2.3. Trong viêm mũi dị ứng
Phải nói viêm mũi dị ứng trên cơ địa dị ứng nói chung, phải kết hợp điều trị viêm mũi dị ứng với cơ địa dị ứng, với đủ các thử nghiệm dị ứng. Trái lại có những bệnh như gai vách ngăn có thể gây hen, viêm mũi nhiễm trùng có thể gây dị ứng nhiễm trùng...
Người có cơ địa dị ứng có khi chỉ ngửi thấy phấn hoa hoặc hơi của thuốc cũng có thể gây dị ứng ở mũi hay toàn thân có khi gây ra sốc phản vệ thực sự.
3.2.4. Chảy máu mũi trong tai mũi họng
Có thể do tổn thương tại chỗ nhưng cũng có thể do nguyên nhân toàn thân như: bệnh về máu, cao huyết áp, cảm cúm, suy gan, thận, sốt cao... bệnh của thành mạch máu ở họng, ở mũi. Khi bệnh nhân nôn ra máu ta phải chú ý bệnh của mũi họng nhưng cũng cần lưu ý đến chảy máu do d•n tĩnh mạch thực quản, chảy máu từ dạ dày lên.
3.2.5. Ho ra máu
Ngoài nguyên máu từ phổi ra, chúng ta chú ý đến bệnh về tai mũi họng : u máu ở thanh quản, viêm xoang, d•n tĩnh mạch đáy lưỡi - hạ họng, dị vật sống con đỉa suối ký sinh ở thanh quản có chảy máu từng đợt...
3.2.6. Viêm, loét ở họng.
Có thể do ung thư máu, bệnh mất bạch cầu đa nhân (Agranulocytose), tăng bạch cầu đơn nhân (mononucleosis - infectiouse) hoặc bệnh lý toàn thân nào đó, thiếu vitamin C, Vitamin PP ... tất cả những bệnh này, đều phải điều trị toàn thân. Những bệnh nấm họng, loét họng, có thể là những nhiễm trùng cơ hội của HIV/AIDS gây nên, hay những sarcome Kaposi ở miệng do siêu vi trùng...
3.2.7. Nhức đầu.
Là một nguyên nhân rộng mà nó có liên quan nhiều đến tai mũi họng như viêm xoang, hoặc mắt, nội khoa, răng hàm mặt, thần kinh... phải chụp nhiều phim mới chẩn đoán được.
3.2.8. Chóng mặt.
Ngoài nguyên nhân của tai trong và thần kinh VIII ra còn liên quan nhiều đến thần kinh, nội khoa như cao huyết áp, tăng và giảm đường huyết, nội tiết, bệnh về gan mật, bệnh về mắt, bệnh tuần hoàn chung...Đây là lĩnh vực vô cùng phức tạp.
3.3. Liên quan với nhi khoa
3.3.1. Đối với amiđan và VA (sùi vòm: Végétation Adénoides) là viêm nhiễm phổ biến ở trẻ em và đóng vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em.
3.3.2. Viêm tai - sào bào hài nhi
3.3.3. Vấn đề điếc - câm ở trẻ em
Đây là một vấn đề rất lớn của cả x• hội. Có thể do bẩm sinh từ bé, hoặc trong quá trình điều trị một số thuốc gây điếc cho trẻ (hay gặp là nhóm Aminozit, Salycilate, thuốc sốt rét) đ• làm điếc trẻ. Từ điếc dẫn tới câm, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ của trẻ.
Dạy cho trẻ nghe được, nói được, học được để trẻ lớn lên tự làm nuôi sống mình là điều cực kỳ gian khổ của nhiều ngành như: y tế, x• hội, giáo dục...
3.3.4. Khó thở ở trẻ nhỏ
Do nhiều nguyên nhân và dễ đưa tới tử vong của trẻ. Việc tạo hình sứt môi - hở hàm ếch, rồi tập nói cho trẻ, các hội chứng phối hợp Pière Robin, bệnh tiết dịch nhầy (Mucovisidose) và nhiều hội chứng phối hợp khác cần phải giải quyết, hội chứng "trào ngược" hay gặp ở trẻ em.
3.4. Liên quan với sản khoa.
3.4.1. Những dị dạng không nguy hiểm.
• Tắc cửa mũi trước hoặc sau bẩm sinh
• Sứt môi, hở hàm ếch
• Hội chứng Franchestti: dị dạng tai ngoài, teo xương hàm dưới, thiểu năng trí tuệ, mắt xếch, lưỡi to, răng lộn xộn. Những trẻ này có thể sống được đến lớn.
3.4.2. Những dị dạng nguy hiểm đến tính mạng
• Rò thực quản với khí quản bẩm sinh: mỗi khi ăn sữa trào vào khí quản làm cho trẻ ho sặc sụa, tím tái, có thể ngừng thở nếu không mổ kịp thời trẻ sẽ tử vong.
• Xẻ bẩm sinh mép sau thanh quản.
• Màng bịt gần hết thanh môn.
3.5. Liên quan với mắt.
• 3 phía của ổ mắt là các xoang, đỉnh ổ mắt liên quan đến các tế bào sàng sau và xoang bướm, các viêm xoang đều ảnh hưởng đến mắt
• U nhầy xoang sàng, trán đều ảnh hưởng đến mắt, ung thư sàng hàm lan vào ổ mắt, chấn thương xoang phối hợp với chấn thương mắt...
• Viêm tai xương chũm trẻ em xuất ngoại thể thái dương mỏm tiếp liên quan tới mắt (phù nề mi mắt trên)
3.6. Liên quan với răng hàm mặt.
• Sâu răng gây viêm xoang, u nang răng sinh hoặc u nang chân răng đều lấn vào xoang. Đau thần kinh tam thoa gây đau răng, răng lạc chỗ vào mũi xoang
• Chấn thương liên quan nhiều đến các xoang, khớp cắn lệch…
• Hội chứng Costen của răng hàm mặt gây đau đầu, ù tai, chóng mặt, nghe kém (khớp thái dương - hàm)
• Ung thư sàng hàm.
3.7. Liên quan với tâm thần.
• Hoang tưởng mắc bệnh ung thư...
• Tăng trương lực cơ đầu cổ sau một thất bại (stress) nào đó
• Histeria gây mất tiếng, chóng mặt...
3.8. Liên quan với da liễu
Phong, giang mai, lậu đều thể hiện ở cơ quan tai mũi họng. Eczema tai..., Pemphigus (nổi bọng ở họng)...
3.9. Liên quan với lao và bệnh phổi.
Lao thanh quản, d•n phế quản, giả lao trong viêm xoang
3.10. Liên quan với vệ sinh công nghiệp.
Tiếng ồn, bụi, hơi độc, ô nhiễm, thay đổi về áp lực đều ảnh hưởng đến tai mũi họng.
Kết luận : Chuyên khoa tai mũi họng, hoạt động rộng r•i và liên quan với nhiều chuyên khoa trong y học mà các bác sỹ đa khoa cần phải nắm chắc.
• Là bệnh lý niêm mạc
• Vòng Waldeyer
• Phạm vi chuyên khoa
• Liên quan với các chuyên khoa khác.
Câu hỏi lượng giá.
1. Trình bầy nội dung hoạt động của chuyên khoa tai mũi họng
2. Trình bầy mối liên quan của tai mũi họng đến các chuyên khoa khác.
3. Kể được các liên quan với ngoại khoa ở những điểm nào.
4. Kể ra các liên quan với nội khoa.
5. Kể ra các liên quan với nhi khoa.
6. Kể ra các liên quan với răng hàm mặt.
7. Kể ra các liên quan với thần kinh.
8. Kể ra các liên quan với môi trường sống, lao động.
Chỉnh sửa lần cuối: 12 năm trước (01:17 AM 07/03/2013)
Dịch vụ | Giới thiệu | Hỏi đáp Online | Thư viện điện tử | Phòng khám |